Tổng quan tam thất.

Chính sách giao hàng và thanh toán
18/03/2020
Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam.
04/05/2020
Radix Notoginseng - Tam that - 三七 San qi 800 (3) copy

Tam thất là một loại thảo dược lâu năm, lá xanh đậm tỏa ra từ thân cây bao quanh chùm quả đỏ rực, một loài thực vật trong họ nhân sâm. Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên công dụng nổi bật của loài dược liệu này là rễ củ. Củ tam thất hấp thu tinh hoa của lòng đất, trải qua 5 năm, 7 năm, mang lại giá trị tuyệt vời cho con người với tác dụng nhiều mặt và mặt nào cũng rất đáng tin cậy.

Trong các bài thuốc Đông y, tam thất đứng trong tốp đầu các loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu) và được đánh giá là có tác dụng cầm máu, bồi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu ứ huyết rất tốt. 

Cũng trong Dược điển Việt Nam, tam thất có công dụng tốt trong việc điều trị căn bệnh thổ huyết, băng huyết, lưu huyết,…Ngoài ra còn điều trị được các chứng sưng tấy, người mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, ngủ không ngon giấc.

 

 

 

Đặt hàng tại đây

1. Mô tả đặc điểm, phân bố của tam thất bắc

Tam thất bắc là một loại thuốc quý có cùng họ hàng với nhân sâm và được gọi với nhiều tên khác nhau như Kim bất hoán, Sâm tam thất hay thổ sâm.

Tam thất

Tên khoa học là Panax Notogingseng (Bark.) F.H. Chen. Cây có rất nhiều thành phần hóa học phức tạp nhưng chứa nhiều nhất là các nhóm Saponin đặc trưng của giống nhân sâm (Tetracyclic triterpenoid saponins, notoginsenoside, nhóm Rb1, Rb2…).

Tam thất bắc thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40cm. Lá kép, mọc vòng, phiến lá hình mác, đầu lá nhọn, mép có răng cưa nhỏ và mau. Hoa hình như chiếc ô, mọc đầu cành màu xanh nhạt. Quả mọng, hình thận, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt hình cầu.

Về hình dạng,Củ Tam thất bắc sần sùi có nhiều mấu nhỏ xung quanh, độ dài thường từ 3-5 cm. Vỏ ngoài khá cứng màu xám, xám đen và có những vân chạy dọc thân củ. Bên trong ruột đặc thịt có màu xám vị hơi đắng, mùi khá thơm.

Loài này phân bố chủ yếu tại các quốc gia Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, chúng thường được trồng tại những nơi vùng núi cao trên 1.500m và có khí hậu mát mẻ  như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Sapa…

-> Xem thêm: 

2. Công dụng của tam thất bắc

  • Có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
  • Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp, những người bị bệnh thấp tim. Hoạt chất nhâm sâm noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy. Hỗ trợ điều trị việc giảm sự phát triển của khối u đối với những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư. Nó ức chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân..
  • Tam thất bắc còn có tác dụng hữu hiệu trong việc cầm máu, tiêu sưng với những trường hợp chảy máu do chấn thương ( kể cả nội tạng), tiêu máu ứ đối với những trường hợp sau khi phẫu thuật, những người bị chấn thương, bầm tím phần mềm.
  • Điều trị thống kinh ( đau bụng trước kì kinh), băng huyết.
  • Giúp làm giảm stress, giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường trí nhớ… hỗ trợ điều trị tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm.
  • Công dụng của Tam thất bắc trong làm đẹp da điều trị nám, trắng da…

 

 

3. Cách sử dụng tam thất bắc hiệu quả

Cách chọn Tam thất bắc:

Tam thất Châu Văn Sơn

Để dùng Tam thất bắc hiệu quả, trước hết chúng ta phải có cách lựa chọn củ tinh tường. Người dùng nên chú ý một số đặc điểm sau: Thân củ giống hình dạng con quay nhỏ, phía trên đầu thô ráp và có nhiều mấu lồi, dọc củ có những vết nhăn chạy theo chiều dài, củ tam thất có vỏ màu tối (đen, xám) nhưng sau khi sơ chế sẽ có màu đen. Cầm trên tay một củ tam thất “chất lượng” cho người cầm cảm giác chắc nặng, đặc biệt chú ý nếm thử, nếu thấy có vị ngọt nhẹ và ít đắng cùng với đó là mùi thơm hơi ngai ngái thì đó là một củ tam thất tốt.

 

 

 

 

Cách sơ chế tam thất bắc

Sau khi mua củ Tam thất về, trước hết chúng ta phải loại bỏ hết bụi bẩn các tạp chất bên ngoài bằng cách rửa sạch vỏ, rửa nhanh tay và lặp đi lặp lại một vài lần, khi rửa tránh để nước ngấm từ vỏ vào bên trong thân củ. Sơ chế đúng cách để giữ lại được những hoạt chất quý cần thiết cho việc điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuyệt đối không nên rang trên chảo hay tẩm với mỡ gà phơi khô.

Sau đó tiến hành phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60oC. Tùy thuộc vào từng trường hợp điều trị hay sử dụng khác nhau mà chúng ta có thể cán mịn thành bột hay sử dụng dưới dạng thái lát dùng tới đâu làm đến đó.

Cách dùng tam thất bắc

Có hai cách dùng dưới dạng sống và dạng chín:

Có thể dùng tam thất sống dưới dạng bột tán mịn hoặc cắt thành từng lát tròn bỏ vừa miệng để ngậm hay nhai trực tiếp, củ Tam thất bắc còn được mài ra rồi pha với nước dùng để uống trực tiếp. Cách dùng sống này đảm bảo giữ được các tính chất tự nhiên của củ tam thất, giúp cho những tinh túy dinh dưỡng không bị mất đi so với việc phải chế biến qua nhiều khâu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, dùng trực tiếp không qua chế biến thực sự không phải là một cách sử dụng dễ chịu.

Để dễ dùng hơn, có thể chế biến qua bằng cách cho cả củ hoặc cắt lát vào hấp cách thủy cho mềm ra, giảm bớt mùi ngái khó chịu. Kết hợp với các món ăn khác cũng là một cách dùng rất ngon miệng, củ tam thất có thể cắt lát, sao khô hoặc tán thành bột rồi ninh chung với thịt gà và các nguyên liệu khác. Vị ngọt từ thịt và nước dùng bùi béo ngậy từ gà hầm sẽ làm chất dẫn cho dinh dưỡng từ củ tam thất được hấp thụ tốt hơn. Với món hầm như vậy, người dùng có thể sử dụng đa dạng các hương liệu, hay các vị thuốc tự nhiên đi kèm như rau ngải cứu, nhân sâm…

Lưu ý:

Tam thất bắc không dùng cho phụ nữ mang thai vì thời điểm này cơ thể phụ nữ mang tính nóng, có nhiều thay đổi về máu và nội tiết tố. Tam thất vừa bổ máu sinh huyết; nhưng nó cũng có tác dụng tiêu huyết (huyết ứ) và tiêu u. Vì vậy dùng tam thất lúc này không thực sự có lợi cho cơ thể, thậm chí còn có thể gây ra xảy thai.

Trong dân gian có câu ” Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”, nên khi bị đau bụng,tiêu chảy, đầy bụng không nên uống Tam thất bắc sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ tử vong do Tam thất bắc thuộc họ với nhân sâm .Khi bị tiêu chảy, cơ thể chúng ta mất nước nhiều, ruột bị và các mao mạch bị tổn thương nhiều, có thể xuất huyết nếu nặng nguy hiểm đến tính mạng do vậy không được dùng tam thất trong trường hợp này.

Những người đang bị chảy máu: tác dụng của tam thất bắc là tiêu huyết hư nên nếu người nào đang có vết thương hở thì tuyệt đối không nên sử dụng, nó có thể gây nên trạng chảy máu nhiều hơn, sẽ dẫn đến vết thương lâu lành.

Đối với trẻ em, cơ thể còn non yếu các bộ phận chức năng chưa hoàn chỉnh nên cần thận trọng khi sử dụng cho các em bé để tránh các trường hợp không may ngoài ý muốn.

-> Tham khảo:

 

Đặt hàng tại đây

4. Bài thuốc điều trị bệnh bằng Tam thất bắc

  • Phòng và điều trị đau thắt ngực: Dùng 3-6g bột tam thất bắc chiêu với nước ấm, mỗi ngày uống một lần.
  • Điều trị các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt):  Khoảng 2-3g Tam thất chiêu với nước ấm, ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ.
  • Điều trị máu ra nhiều sau khi đẻ: Tam thất tán thành bột mịn. Uống với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2-3 lần.
  • Điều trị thiếu máu hoặc huyết hư (các chứng sau khi sinh):

-Bột tam thất uống 6g/ ngày.

-Tần gà non với tam thất, ăn nguyên con.

  • Điều trị suy nhược cơ thể ở người già và phụ nữ sau khi sinh: Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, sắc uống ngày 30g (có thể sắc uống với liều thích hợp).
  • Điều trị rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ: Tam thất 4g, ngải điệp 12g, ô tặc cốt 12g, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 tháng.
  • Điều trị các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.
  • Điều trị đau thắt lưng: Bột tam thất bắc và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
  • Điều trị bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất bắc 6 g, sắc uống.
  • An thần, ngủ ngon: Ngâm trực tiếp 3-5 bông hoa tam thất vào nước nóng, đổ lượt nước đầu tiên đi để rửa sạch hoa. Sau đó đổ tiếp lượt nước ấm nữa và uống như trà. Có thể uống nhiều lượt nước ngâm cho đến khi không còn vị ngọt đắng, nhưng không được uống trà hoa tam thất để qua đêm sẽ bị mất chất.

5. Hướng dẫn mua tam thất bắc

Đặt hàng tại đây

 

B1: Quý khách truy cập vào link phía trên

B2: Chọn sản phẩm cần mua -> chọn số lượng -> chọn Đặt Hàng

B3: Vào giỏ hàng xác nhận thanh toán và để lại thông tin nhận hàng

B4: Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại quý khách, xác nhận đơn hàng và gửi hàng trong thời gian sớm nhất

                  Hoặc để lại thông tin vào form bên dưới để được nhân viên tư vấn miễn phí.